Các Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

Ai có thể tham gia nghiên cứu SMILE?

Người có thể tham gia nghiên cứu SMILE phải:

  • Ít nhất 18 tuổi;
  • Hiện đang sống tại Việt Nam;
  • Có truy cập vào máy tính hoặc điện thoại thông minh / máy tính bảng và có thể hoàn thành cuộc khảo sát trực tuyến;
  • Là một thành phần của cộng đồng LGBTQ+. Với LGBTQ+, chúng tôi muốn nói đến bất kỳ ai:
    • Cảm thấy sự hấp dẫn tình cảm lãng mạn hoặc hấp dẫn tình dục đối với những người khác cùng giới / giới tính của bạn; HOẶC
    • Cảm thấy sự hấp dẫn tình cảm lãng mạn hoặc hấp dẫn tình dục đối với những người của cả hai hoặc tất cả các giới / giới tính; HOẶC
    • Được xác định là vô tính – nghĩa là bạn không cảm thấy bất kỳ sự hấp dẫn tình dục hoặc tình cảm lãng mạn nào đối với người khác; HOẶC
    • Được xác định là một giới khác với giới / giới tính của bạn khi sinh ra; HOẶC
    • Được xác định là phi nhị nguyên giới hoặc linh hoạt giới – nghĩa là không phải nam hay nữ, hoặc đôi khi là nam và đôi khi là nữ; HOẶC
    • Liên giới tính hay có trạng thái liên giới tính

Thành viên gia đình / bạn bè của tôi là LGBTQ+. Tôi có thể đại diện cho họ tham gia nghiên cứu SMILE không?

Không, tất cả người tham gia phải hoàn thành cuộc khảo sát dựa trên trải nghiệm cá nhân của chính họ, và không trả lời đại diện cho ai khác. Bạn có thể chia sẻ thông tin về nghiên cứu với thành viên gia đình / bạn bè của mình và khuyến khích họ tham gia cuộc khảo sát!

Cuộc khảo sát diễn ra trong bao lâu?

Cuộc khảo sát có thể kéo dài tối 15 – 20 phút, tùy thuộc vào tốc độ hoàn thành câu hỏi của bạn. Ngoài ra còn có một phiếu đồng ý tham gia trực tuyến, sẽ mất ít nhất 10-15 phút.

Tôi có được trả phí khi hoàn thành khảo sát không?

Không, bạn sẽ không nhận được chi phí khi hoàn thành khảo sát trực tuyến. Đây là một nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và chúng tôi hy vọng rằng mọi người sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm của mình với chúng tôi, để tiếng nói và nhu cầu của mọi người được lắng nghe.

Trong tương lai, một số người tham gia đã hoàn thành khảo sát có thể được liên hệ lại và đề nghị cơ hội để hoàn thành các khảo sát bổ sung và / hoặc hỗ trợ thu tuyển những người tham gia khác. Nếu bạn được liên hệ lại, bạn có thể đủ điều kiện để nhận các khoản chi phí nhỏ (khoảng 20.000-100.000đ).

Tôi không có truy cập vào máy tính và cũng không có thiết bị hỗ trợ web như điện thoại thông minh / máy tính bảng. Tôi có thể hoàn thành khảo sát trực tiếp hay điền khảo sát qua điện thoại không?

Rất tiếc, tại thời điểm này, tất cả những người tham gia phải sử dụng thiết bị hỗ trợ web như máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để hoàn thành khảo sát. Trong tương lai, có thể có các cơ hội khác để tham gia nghiên cứu (chẳng hạn như hoàn thành các cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc tham gia một nhóm tập trung); chúng tôi sẽ đăng những cơ hội này lên trang web của nghiên cứu vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra lại các loại thông báo này!

Dữ liệu nghiên cứu của tôi được bảo vệ như thế nào?

Chúng tôi hiểu rằng nhiều nhóm thiểu số giới và tính dục bị phân biệt đối xử, kỳ thị và thậm chí là bạo lực. Vì lý do này, và để giúp bảo vệ bạn và bí mật của bạn, SMILE sẽ không bao giờ hỏi tên của bạn. 

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ hỏi số điện thoại và địa chỉ email của bạn để liên hệ với bạn cho các cuộc khảo sát tiếp theo; thông tin liên hệ này sẽ được lưu trữ riêng biệt với các câu trả lời khảo sát của bạn. Các câu trả lời bạn cung cấp trong cuộc khảo sát sẽ chỉ được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu và theo những cách sẽ không tiết lộ bạn là ai. Thông tin liên hệ của bạn sẽ được giữ kín và sẽ không được chia sẻ với bất kỳ ai bên ngoài dự án và thông tin liên hệ của bạn sẽ không được liên kết trực tiếp với các câu trả lời của bạn cho cuộc khảo sát.  

Khi thông tin từ nghiên cứu này được trình bày tại các cuộc họp khoa học hoặc được công bố trên các tạp chí nghiên cứu, danh tính của từng người tham gia sẽ không được tiết lộ. Sẽ đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ quyền riêng tư của những người tham gia để các nhà nghiên cứu khác có thể phân tích dữ liệu từ cuộc khảo sát: bất kỳ thông tin cá nhân nào có thể nhận dạng các cá nhân sẽ bị xóa hoặc thay đổi trước khi các hồ sơ nghiên cứu được chia sẻ với các nhà nghiên cứu khác.

Nếu nghiên cứu SMILE không thực sự cung cấp cho tôi bất kỳ dịch vụ nào, tại sao tôi nên tham gia vào nghiên cứu này?

Câu hỏi hay! Đây là lý do tại sao chúng tôi thực sự hy vọng bạn sẽ tình nguyện để dành thời gian tham gia cuộc khảo sát và chia sẻ trải nghiệm của bạn với chúng tôi. 

Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến những người LGBTQ+ đều được thực hiện ở các quốc gia có thu nhập cao, như Hoa Kỳ hoặc các quốc gia Tây Âu. Rất ít nghiên cứu được thực hiện ở các nước khác như Brazil, Kenya và Việt Nam. Trước đây, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến cộng đồng LGBTQ+ thì: 

  1. a) quy mô nhỏ (chỉ liên quan đến một quốc gia, hoặc vài trăm người tham gia); hoặc
  2. b) tập trung vào HIV hoặc các hành vi nguy cơ nhiễm HIV, hoặc các tình trạng sức khỏe khác; hoặc
  3. c) chỉ tập trung vào các quần thể cụ thể (chẳng hạn như nam giới quan hệ tình dục đồng giới, hoặc chuyển giới nữ) trong khi loại trừ các nhóm khác.  

Trong nghiên cứu SMILE, chúng tôi muốn tìm hiểu về sức khỏe, VÀ hạnh phúc về tinh thần và cảm xúc, VÀ trải nghiệm sống của TẤT CẢ những người LGBTQ+ (hơn 10.000) từ ba quốc gia rất khác nhau. Mục tiêu của chúng tôi là thu thập dữ liệu để hiểu cách các chính sách, chương trình và dịch vụ có thể được tạo ra hoặc điều chỉnh tốt nhất để giúp đỡ hỗ trợ những người LGBTQ+ sống ở quốc gia của bạn.

Kết quả nghiên cứu sẽ được truyền đạt như thế nào?

Các kết quả và phát hiện từ nghiên cứu sẽ bắt đầu sẵn có để dùng khi tất cả những người tham gia được tuyển mộ và hoàn thành khảo sát (sớm nhất là cuối năm 2022). Tóm tắt dữ liệu khảo sát sẽ được đăng ở đây trên trang web SMILE, cùng với các liên kết đến tất cả các ấn phẩm nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu cam kết chỉ xuất bản trên các tạp chí truy cập mở – nghĩa là các tạp chí mà bất kỳ ai (người tham gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và công chúng) đều có thể truy cập miễn phí. Các ấn phẩm toàn văn sẽ chỉ có bản tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đảm bảo rằng bản tóm tắt của các phát hiện cũng được cung cấp bằng tiếng Bồ Đào Nha, Kiswahili và tiếng Việt.

Các thành viên trong đội ngũ nghiên cứu (FIOCRUZ ở Brazil, Ace Africa ở Kenya và Trung tâm LIFE ở Việt Nam) cũng sẽ thực hiện phổ biến và truyền đạt những phát hiện cho các ban cố vấn cộng đồng địa phương và các bên liên quan tại địa phương khi có các phát hiện.

Trợ giúp! Tôi đã bắt đầu thực hiện khảo sát, nhưng đã có điều gì đó xảy ra và trang web bị đóng / đóng băng / tôi chưa hoàn thành khảo sát. Tôi nên làm gì?

Vui lòng xem trang “Khắc phục sự cố” của chúng tôi cho các vấn đề và giải pháp phổ biến của khảo sát.

Tôi có thể liên hệ với ai khi có câu hỏi?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nghiên cứu, hoặc nếu bạn cần trợ giúp cho cuộc khảo sát, vui lòng xem trang “Liên hệ với chúng tôi” để biết thông tin liên hệ.